Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010


Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010 Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010
Sáng nay 18/2, tại hội nghị tuyển sinh ĐH,CĐ, TCCN năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ vi phạm quy chế tuyển sinh năm 2010.
Ngoài việc đánh giá thành công của công tác tuyển sinh 2010, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh 2010 vẫn còn một số mặt hạn chế và thiếu sót ở nhiều trường đại học, cao đẳng.
Cụ thể, tại các trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng, ĐH Y Hải phòng, ĐH Tây Bắc…, cán bộ coi thi đã không thực hiện đúng quy định về việc ký giấy thi, giấy nháp hoặc không thực hiện đúng quy định về việc ghi mã đề thi vào phiếu thu bài thi các môn thi trắc nghiệm.
Các trường CĐ Bách khoa Đà Nẵng, CĐ Tư thục Đức Trí, ĐH Duy Tân, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng… đã vi phạm quy định xét tuyển sinh các ngành, trình độ đào tạo chưa được giao mở ngành; tuyển không đúng khối khi đã đăng ký; nhân hệ số các môn thi trước khi tính điểm sàn; tự ý vận dụng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Đặc biệt, các trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐH Thăng Long, ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, CĐ Kinh tế - Công nghiệp Hà Nội… đã xác định điểm trúng tuyển không hợp lý, số lượng thí sinh nhập học thực tế vượt quá nhiều so với chỉ tiêu đã xác định, vượt quá năng lực của trường, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Còn trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, CĐ Công nghệ Bắc Hà… đã vi phạm quy định gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường; thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trước thời hạn quy định; gửi giấy báo trúng tuyển ngay khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Thư trưởng Ga cho biết: “Để giữ vững kỷ cương, nề nếp trong công tác tuyển sinh, góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ đã chỉ đạo xử lý kiên quyết, dứt điểm các sai phạm theo quy định. Theo đó, Bộ đã tạm ngừng tuyển sinh năm 2010 đối với 2 trường đại học do chưa ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, nội bộ trường mất đoàn kết nghiêm trọng. Xử phạt vi phạm hành chính và khấu trừ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 đối với những trường tuyển vượt trên 15% chỉ tiêu đã được thông báo. Các trường hai năm liền tuyển vượt trên 15% chỉ tiêu. Chủ tịch HĐTS trường phải chịu xử lý theo quy định tại điều 40 của quy chế tuyển sinh.
Các trường xét tuyển thí sinh vào học những ngành chưa được giao nhiệm vụ đào tạo phải chuyển thí sinh sang các ngành đã được giao nhiệm vụ đào tạo và cùng khối thi. Các trường tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số dẫn đến việc gọi nhập học thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn phải điều chỉnh lại biên bản điểm trúng tuyển, chuyển những thí sinh không đủ điểm sàn xuống học trình độ thấp hơn và cùng khối thi”.


Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Cong-bo-hang-loat-truong-DH-CD-sai-pham-trong-tuyen-sinh-2010-174/

ĐH Hà Nội dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu năm 2011


ĐH Hà Nội dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu năm 2011 ĐH Hà Nội dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu năm 2011
Trường ĐH Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2011. Theo đó, tổng chỉ tiêu vào trường là 1.800, ngành Ngôn ngữ Anh có chỉ tiêu cao nhất là 250.
Trường ĐH Hà Nội tổ chức tuyển sinh trong cả nước. Ngày thi và khối thi theo quy định của Bộ GD- ĐT, điểm trúng tuyển theo ngành, khối. Trường xét tuyển nguyện vọng 2 cho các thí sinh đăng ký dự thi vào trường . Khối D môn ngoại ngữ nhân hệ số 2, khối A không nhân hệ số. Số chỗ trong ký túc xá có thể tiếp nhận đối với khóa tuyển sinh năm 2011: 200.
Các ngành tuyển sinh năm 2011 của trường như sau:
Số
TT
Ngành học
Mã ngành
quy ước
Khối thi
quy ước
Chỉ tiêu
(Dự kiến)
1
Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh)
104
A, D1
190
2
Quản trị kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh)
400
A, D1
100
3
Kế toán (dạy bằng tiếng Anh)
401
A, D1
100
4
Tài chính - Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh)
404
A, D1
100
5
Quốc tế học (dạy bằng tiếng Anh)
608
D1
75
6
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh)
609
D1
75
7
Ngôn ngữ Anh
701
D1
250
8
Ngôn ngữ Nga
702
D1, D2
100
9
Ngôn ngữ Pháp
703
D1, D3
100
10
Ngôn ngữ Trung
704
D1, D4
200
11
Ngôn ngữ Đức
705
D1, D5
100
12
Ngôn ngữ Nhật
706
D1, D6
130
13
Ngôn ngữ Hàn Quốc
707
D1
100
14
Ngôn ngữ Tây Ban Nha
708
D1
50
15
Ngôn ngữ Italia
709
D1, D3
100
16
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha
710
D1
30
Lãnh đạo nhà trường cho biết, sinh viên hệ chính quy của Trường ĐH Hà Nội được học ngành thứ hai, nếu kết quả học tập của năm trước đạt từ 7.0 trở lên và có cơ hội để tốt nghiệp với hai bằng đại học trong thời hạn 6 năm. Ngoài hệ chính quy, nhà trường còn tổ chức đào tạo cử nhân hệ vừa làm vừa học, từ xa, bằng đại học thứ hai.
Chiều ngày 6/3 tới, Trường ĐH Hà Nội tổ chức ngày hội Thông tin - Tư vấn tuyển sinh để giúp phụ huynh và học sinh tìm hiểu về các ngành và chương trình đào tạo của trường; tư vấn về chọn ngành thi trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học năm 2011.

Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/DH-Ha-Noi-du-kien-tuyen-1800-chi-tieu-nam-2011-173/

Hôm nay, công bố những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh 2011


Hôm nay, công bố những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh 2011 Hôm nay, công bố những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh 2011
Sáng nay 18/2, hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2011 được tổ chức qua 6 cầu truyền hình tại các điểm Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ.
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác thi và tuyển sinh năm 2010 và đưa ra phương hướng cho kỳ thi năm 2011.
Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT sẽ chính thức công bố một số thay đổi mà trước đó đã được đưa ra lấy ý kiến đóng góp.
Cụ thể, học sinh (HS) là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam không phải dự thi tuyển sinh. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của HS, khi đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường, xem xét quyết định cho vào học.
Bộ cũng sửa đổi, bổ sung những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi; triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường và xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế như trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi, giấy nháp và phải yêu cầu cả hai cán bộ coi thi kí và ghi rõ họ tên vào giấy thi, giấy nháp.
Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học; các trường không gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường.
Cảnh cáo đối với cán bộ tuyển sinh vi phạm một trong các lỗi: Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường; thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định.
Cũng theo dự thảo này, quy định thí sinh trúng tuyển vào trường phải nộp hồ sơ trúng tuyển cũng được bãi bỏ.
Sau hội nghị, Bộ sẽ ban hành quy chế và tài liệu tuyển sinh cho các thí sinh kỳ thi năm 2011.



Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Hom-nay-cong-bo-nhung-thay-doi-quan-trong-trong-tuyen-sinh-2011-172/

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

ĐH FPT mở thêm 5 chuyên ngành mới về CNTT


ĐH FPT mở thêm 5 chuyên ngành mới về CNTT ĐH FPT mở thêm 5 chuyên ngành mới về CNTT
Tuyển sinh 2011, Trường đại học FPT mở thêm 5 chuyên ngành mới bao gồm các ngành: Hệ thống thông tin, Điện tử và Truyền thông, Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính, Kế toán ứng dụng CNTT.
Các chuyên ngành mà trường đang đào tạo là: Kỹ nghệ phần mềm, Quản trị kinh doanh ứng dụng CNTT và Tài chính ngân hàng ứng dụng CNTT.
Ngày 24/4, Trường ĐH FPT tổ chức kỳ thi tuyển sinh đợt 1 năm học 2011 với nhiều chuyên ngành mới thuộc hai khối ngành CNTT và Quản trị Kinh doanh - Tài chính ứng dụng CNTT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 của Trường ĐH FPT là 2500 sinh viên trên toàn quốc. Đây cũng là năm đầu tiên trường triển khai cấp học bổng toàn phần đào tạo từ Cử nhân lên thẳng Tiến sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính với thời gian đào tạo tại nước ngoài.
Năm 2011, Trường ĐH FPT tiếp tục mở rộng quỹ học bổng toàn phần mang tên cố Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo với tổng số 400 suất. Trong đó sẽ chọn ra 30 học sinh xuất sắc nhất để cấp học bổng đặc biệt đào tạo từ bậc Cử nhân lên Tiến sỹ theo chuyên ngành Khoa học máy tính với quỹ học bổng dự kiến tổng cộng 5 triệu USD. Bên cạnh chương trình học bổng này, nhà trường vẫn tiếp tục dành nhiều suất học bổng toàn phần và bán phần cho các thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh của trường, cũng như các thí sinh đã đạt thành tích trong các kỳ thi Olympic quốc gia và quốc tế.
Kỳ thi tuyển sẽ được tổ chức vào ngày 24/4/2011 tại các cơ sở của trường ở Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Thí sinh dự thi cần đáp ứng điều kiện đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trong năm 2011. Thí sinh đăng ký dự thi khối ngành CNTT sẽ làm bài thi các môn Trắc nghiệm toán, Tư duy logic và Viết luận. Thí sinh đăng ký dự thi khối ngành Kinh tế sẽ làm bài thi các môn Trắc nghiệm tư duy logic, Năng lực xúc cảm, Kiến thức xã hội và Viết luận.
Để biết thêm thông tin chi tiết về quy chế tuyển sinh, phương thức đăng ký, hướng dẫn làm bài thi và đề thi mẫu, các chính sách học bổng, hồ sơ và thủ tục nhập học, thí sinh và phụ huynh có thể xem thêm tại địa chỉ website: http://www.fpt.edu.vn/

Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/DH-FPT-mo-them-5-chuyen-nganh-moi-ve-CNTT-170/ 

Nhiều ngành học đổi tên để “hút” thí sinh


Nhiều ngành học đổi tên để “hút” thí sinh Nhiều ngành học đổi tên để “hút” thí sinh
Nhiều ngành học năm 2011 của nhiều trường đại học đã được đổi tên. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, việc chuyển đổi tên ngành không ảnh hưởng nhiều đến chương trình đào tạo cũng như việc cấp bằng tốt nghiệp.
Cụ thể, Trường ĐH Điện Lực đổi tên 2 ngành: Công nghệ kỹ thuật điện đổi tên thành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử (trong đó chuyên ngành Quản lý năng lượng đổi tên thành Quản lý công nghiệp); Ngành Công nghệ kĩ thuật điện tử viễn thông đổi thành Công nghệ kĩ thuật điện tử truyền thông.
Trường Đại học Hà Nội, ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo của trường cho biết: “Tuyển sinh 2011, tổng chỉ tiêu vào trường là 1.800 (tăng thêm 100 chỉ tiêu so với năm trước). Điểm mới của trường năm nay là không tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tiếng Nhật. Ngành Khoa học máy tính đổi tên thành ngành Công nghệ thông tin, (bằng tiếng Anh). Đặc biệt, năm nay trường xét tuyển nguyện vọng 2 đối với các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường”.
Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, ông Triệu Nam Hải, cán bộ phòng đào tạo của trường cho biết: “Tổng chỉ tiêu vào trường năm nay dự kiến là 4.700 tăng hơn so với năm ngoái 300 chỉ tiêu. Trong đó, phía Bắc 3.350 chỉ tiêu, phía Nam 1.350 chỉ tiêu”.
Ông Hải cho biết thêm, năm nay trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội đổi tên 7 ngành học. Cụ thể: Ngành Tin học đổi thành Công nghệ thông tin; Cơ khí chuyên dùng đổi thành Kĩ thuật cơ khí; Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc đổi thành Kĩ thuật điện tử, truyền thông; Kĩ thuật An toàn giao thông đổi thành Công nghệ Kĩ thuật giao thông; chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật đổi thành Kỹ thuật điều khiển tự động hóa; Vận tải đổi thành Khai thác vận tải; Xây dựng công trình giao thông đổi thành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
Năm 2011, Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển 3.200 chỉ tiêu, trong đó 2.300 chỉ tiêu cho hệ đại học và 900 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Theo lãnh đạo của trường, trường hợp có ngành thiếu chỉ tiêu, sẽ chuyển thí sinh có điểm thấp ở ngành thừa chỉ tiêu sang; đào tạo tại Phú Yên có điểm xét tuyển riêng. Hệ Cao đẳng Học việ không tổ chức thi, mà xét tuyển thí sinh đã dự thi đại học khối A theo đề thi chung của Bộ, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Điểm xét tuyển chung theo khối thi. Trường hợp có ngành thiếu chỉ tiêu, Học viện sẽ chuyển thí sinh từ ngành thừa chỉ tiêu sang.
 
Thí sinh nên cân nhắc khi lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của mình.
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển 1.200 chỉ tiêu cho 15 chuyên ngành học. Trong đó, các chuyên ngành tiếng Anh có 520 chỉ tiêu cho năm chuyên ngành khác nhau; ngành học tiếng Nga: 75 chỉ tiêu; ngành tiếng Pháp: 150 chỉ tiêu; ngành tiếng Trung: 170 chỉ tiêu; ngành tiếng Đức: 80 chỉ tiêu; ngành tiếng Nhật: 130 chỉ tiêu; ngành tiếng Hàn Quốc: 75 chỉ tiêu.
Các chuyên ngành: Tiếng Anh Kinh tế Quốc tế, Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng do trường ĐH Ngoại ngữ và trường ĐH Kinh tế phối hợp đào tạo.
Đặc biệt, sau năm học thứ nhất trở đi, nếu có nguyện vọng, sinh viên các ngành học của Trường ĐH Ngoại Ngữ được đăng kí học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ngành Kinh tế Quốc tế, Tài chính-Ngân hàng của trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành Du lịch của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và ngành Luật học của khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Sinh viên các ngành tiếng Nga, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và Ả rập của trường được đăng kí học thêm chương trình đào tạo thứ hai ngành tiếng Anh.
Khu vực phía Nam, Trường ĐH Giao thông - Vận tải TPHCM năm nay có thay đổi ngành học một chút, hai ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu thủy thuộc nhóm ngành Hàng hải.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế- Luật thuộc ĐH Quốc gia TPHCM cũng gộp ngành Luật Kinh doanh, Luật Thương mại quốc tế, Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán trong ngành chính là Luật Kinh tế.
Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định đổi tên 3 ngành: Hệ thống thông tin kinh tế đổi thành Hệ thống thông tin quản lý; Tiếng Anh đổi thành Ngôn ngữ Anh; Mạng máy tính truyền thông đổi thành Truyền thông và mạng máy tính.
Trường ĐH Luật TPHCM đổi tên ngành Quản trị Luật thành Quản trị kinh doanh.

Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Nhieu-nganh-hoc-doi-ten-de-hut-thi-sinh-169/

“Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức”


“Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức” “Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức”
Đó là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2 về kết quả học kỳ I năm học 2010-2011 và kế hoạch công tác năm 2011.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2.
 
Chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả mà ngành giáo dục đạt được trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đã yêu cầu ngành giáo dục phải có những hành động cụ thể và quyết liệt hơn nữa với một số vấn đề trọng tâm như: Triển khai chính sách học phí mới; đổi mới quản lý giáo dục ĐH; chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; đề án đổi mới giảng dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; đề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; dự kiến xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới; vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm trong nhà trường...
Đối với Đề án trường chuyên, Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT khẩn trương triển khai thực hiện Đề án trường chuyên trên phạm vi toàn quốc, mục tiêu cao nhất của Đề án đó là phải hoàn thành xong trước năm 2020 để thu hút các học sinh giỏi tại các địa phương.
Về giáo dục đại học, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra  bao gồm kiến thức, kỹ năng, vị trí công việc mà sinh viên có thể thực hiện sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và phê duyệt chiến lược phát triển của từng nhà trường.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện nay có 149 trường đại học. Số sinh viên đại học: 1.358.861 (tăng 116.083 sinh viên). Số giảng viên: 45.961 (tăng 4.954 giảng viên); Hệ cao đẳng có 227 trường. Tổng số sinh viên: 576.878 (tăng 100.157 sinh viên). Tổng số giảng viên: 24.597 (tăng 4.414 giảng viên); Hệ TCCN có 282, học sinh 685.163 (tăng 59.393 học sinh), giảng viên 17.488 (tăng 1.274 giảng viên).
Đến nay có 215 trường ĐH, CĐ xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo (tỷ lệ 52,82%); 246 trường (tỷ lệ 60,45%) công bố cam kết chất lượng đào tạo; có 303 trường (đạt tỷ lệ 74,5%) tổ chức xây dựng, rà soát, bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Chấn chỉnh tình trạng ép học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện
Về công tác thi cử, Phó Thủ tướng đề nghị ngành GD-ĐT tiếp tục tăng cường, duy trì và giữ vững kỷ cương, nề nếp trong thi cử, đề cao việc học thật, thi thật, chất lượng thật, chấn chỉnh tình trạng ép buộc học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện ở một vài nơi vẫn chưa được khắc phục.
Đối với vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý trên quan điểm, chủ trương không cấm nhưng phải dựa trên việc đáp ứng nhu cầu người học, đồng thời khẳng định, đã đến lúc phải nói không với dạy thêm mang tính cưỡng bức.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu: “Ngành giáo dục sẽ tích cực làm nhưng chưa dám chắc thời gian chấm dứt được tình trạng này”.
Đối với việc thu thêm, Thứ trưởng Hiển cho hay, ngành giáo dục vẫn phải làm vì đó không chỉ là nhu cầu của nhà trường mà còn là nhu cầu của cả người dân, có điều việc thu phải trên nguyên tắc tự nguyện. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức các kỳ thi cơ bản vẫn ổn định như trước.  
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã đề nghị Chính phủ cần có chính sách đầu tư để tăng nhanh số lượng trường, quy mô học sinh học nghề và TCCN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tăng nguồn đầu tư ngân sách nhà nước và huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng cường vai trò, vị trí, trách nhiệm của địa phương với giáo dục. Tiếp tục tích cực chỉ đạo để các Bộ, Ngành hữu quan phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc banh hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Tính đến hết học kỳ 1 (năm học 2010-2011), tổng số trường phổ thông cả nước là 28.559 (tăng 121 trường), tổng số lớp 504.231 (tăng 19.524 lớp), tổng số học sinh 14.856.933 (giảm 143.519 em, chủ yếu giảm ở cấp THCS). Tổng số giáo viên trực tiếp dạy 820.843 (tăng 15.331).
 
Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Phai-noi-Khong-voi-day-them-mang-tinh-cuong-buc-168/

Học bổng Thạc sĩ toàn phần Panasonic 2012 tại Nhật Bản


Học bổng Thạc sĩ toàn phần Panasonic 2012 tại Nhật Bản Học bổng Thạc sĩ toàn phần Panasonic 2012 tại Nhật Bản
Chương trình học bổng Thạc sĩ Panasonic 2012 dành cho Việt Nam 3 suất học bổng toàn phần với các ngành học khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Điều kiện tham gia học bổng,các ứng cử viên phải là công dân Việt Nam, đã tốt nghiệp từ năm 2008 trở lại đây hoặc đang chờ tốt nghiệp (chương trình chấp nhận những ứng viên sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/2011) các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Điểm trung bình ĐH tối thiểu là 7.5/10. Chứng chỉ TOEFL tối thiểu 500 điểm cho PBT (tương ứng 173 điểm CBT và 61 điểm iBT), IELTS tối thiểu 5.5 điểm hoặc Tiếng Nhật JLPT trình độ N4 trở lên.Có mong muốn trau dồi vốn tiếng Nhật không chỉ để học tập chương trình Thạc sĩ mà còn để hiểu văn hóa Nhật Bản, đủ điều kiện sức khỏe…
Những ứng viên đang và sẽ được nhận các học bổng khác bao gồm cả học bổng của Chính phủ Nhật Bản sẽ không được tham gia dự tuyển học bổng Panasonic. Những ứng viên đã là nghiên cứu sinh tại các trường cao học ở Nhật Bản sẽ không được tham gia dự tuyển học bổng Panasonic. Ứng viên phải xin được visa du học và đến Nhật Bản cuối tháng 3/2012 để tham dự lễ trao học bổng được tổ chức tại trụ sở Panasonic đầu tháng 4/2012.
Học viên được nhận trợ cấp vé máy bay 1 chiều trước khi đi Nhật; Học tiếng Nhật và thi đầu vào Thạc sĩ (1 năm) gồm sinh hoạt phí, học phí. Khi học Thạc sĩ (2 năm), học viên được cấp sinh hoạt phí, phí nhập học thực tế, học phí…
Hồ sơ dự tuyển: CV bằng tiếng Anh; Đơn xin học bổng (Mẫu 1). Thư giới thiệu của Khoa/Trường Đại học nơi ứng viên tốt nghiệp (Mẫu 2); Kế hoạch học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản (Mẫu 3); Bản công chứng bảng điểm (Tiếng Anh + Tiếng Việt); Bản công chứng Bằng tốt nghiệp Đại học (Tiếng Anh + Tiếng Việt); Các văn bằng, chứng chỉ, giấy khen (nếu có); 03 (ba) ảnh 3x4 (được chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây); Giấy chứng nhận sức khỏe (chỉ áp dụng cho các ứng viên được vào vòng phỏng vấn cuối); Quá trình học tiếng Nhật/Kế hoạch học tiếng Nhật (chỉ áp dụng cho những ứng viên được vào vòng phỏng vấn cuối)
Ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp về Văn phòng Học bổng Panasonic Việt Nam hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại website của chương trình http://panasonic.com.vn/web/ aboutpanasonic/ trachnhiemxahoi/ hocbongpanasonic. Hồ sơ nộp trước ngày 28 tháng 2 năm 2011. Thời gian nhận hồ sơ từ 2/1 đến 28/2/2011.

Chương trình học bổng yêu cầu sinh viên được nhận học bổng phải thi đỗ tiếng Nhật trình độ N4 trở lên trước khi sang Nhật Bản nhập học. Bởi vậy, những ứng viên chưa từng học tiếng Nhật nên chuẩn bị học tiếng Nhật trước khi khi bước vào vòng phỏng vấn cuối.
Địa chỉ liên lạc: VĂN PHÒNG HỌC BỔNG PANASONIC VIỆT NAM, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam. Lô J1-J2 Khu Công Nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. Điện thoại: 04 3 9550 111/2/3 Fax: 04 3 9550 144, liên hệ chị Trần Thị Thu Thủy. Điện thoại: 04 3955 0111/2/3 (Máy lẻ: 1215). Di động: 0977 201 287. Email: master.scholarship@vn.panasonic.com


Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Hoc-bong-Thac-si-toan-phan-Panasonic-2012-tai-Nhat-Ban-166/ 

Năm 2011 có thêm nhiều ngành học mới


Năm 2011 có thêm nhiều ngành học mới Năm 2011 có thêm nhiều ngành học mới
Tuyển sinh 2011, Bộ GD-ĐT đã đổi tên nhiều ngành học của khối trường Lâm nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học đã được Bộ đồng ý cho mở thêm ngành học mới.
Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam là trường có nhiều ngành được đổi tên. Cụ thể: ngành Công nghiệp và phát triển nông thôn đổi thành Công thôn; Thiết kế, chế tạo đồ mộc và nội thất đổi thành Thiết kế nội thất; Kỹ thuật xây dựng công trình đổi thành Kỹ thuật công trình xây dựng; Lâm học đổi thành Lâm sinh; Kinh tế Lâm nghiệp đổi thành Kinh tế Nông nghiệp; Công nghệ thông tin đổi thành Hệ thống thông tin.
Trường ĐH Y dược TPHCM dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 là 1.610 hệ ĐH và 555 chỉ tiêu ngoài ngân sách Nhà nước. Theo lãnh đạo nhà trường, từ tuyển sinh này trường mở rộng ra tuyển sinh trong cả nước với tất cả các ngành chứ không quy định vùng tuyển như các năm trước. Bên cạnh đó, trường giảm chỉ tiêu của ngành Bác sĩ đa khoa và Bác sĩ Y học cổ truyền để tăng chỉ tiêu ngành Điều dưỡng. Đặc biệt, năm 2011, ĐH Y dược TPHCM không có chỉ tiêu cho hệ dự bị.
Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM tuyển sinh 2011, bắt đầu tuyển nữ vào nhóm ngành Hàng hải là ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu thủy cho cả hệ ĐH, CĐ.
nam -2011-co-them-nhieu-nganh-hoc-moi
Được biết, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh 2011 của ĐH Giao thông vận tải TPHCM hệ ĐH là 2.250, hệ CĐ là 400. Ở bậc CĐ, nhà trường không tổ chức thi tuyển, mà lấy kết quả thi ĐH năm 2011 của những thí sinh đã dự thi khối A vào các trường ĐH trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.
ĐH Quốc gia TPHCM, tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến trong năm 2011 khoảng 13.000 (trong đó ĐH hơn 12.000 và CĐ 850).
Trường ĐH An Giang, năm 2011, dự kiến sẽ tuyển thêm ngành mới là Giáo dục Mầm non, Luật kinh doanh, Kế toán - kiểm toán.
Năm 2011, Trường ĐH Tây Đô dự kiến tăng 10% chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2010. Trường dự kiến mở 2 ngành mới mở là Trung cấp dược và Điều dưỡng.
Trường ĐH Cần Thơ dự kiến tuyển 6.500 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo hệ ĐH chính quy. Trong đó, có 1.000 chỉ tiêu sư phạm và 500 chỉ tiêu đào tạo tại tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra, trường cũng tuyển 150 chỉ tiêu dự bị ĐH (khối A, B, C) dành cho thí sinh thuộc diện chính sách (nhóm ưu tiên 1) và thuộc khu vực 1 (có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên tại TP Cần Thơ)

Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Nam-2011-co-them-nhieu-nganh-hoc-moi-162/

Giải pháp nào ngăn ĐTDĐ “phủ sóng” trường học?


Giải pháp nào ngăn ĐTDĐ “phủ sóng” trường học? Giải pháp nào ngăn ĐTDĐ “phủ sóng” trường học?
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, cấm học sinh đưa thông tin không lành mạnh lên mạng.
 
Dự thảo Điều lệ quy định 6 hành vi học sinh không được làm, cụ thể như: Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; Cấm học sinh không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia tệ nạn xã hội. Đặc biệt, không đưa thông tin không lành mạnh lên mạng. Nếu học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỉ luật theo các hình thức như: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn….
Đã đến lúc không thể xem nhẹ
Gần đây, đơn vị tôi xôn xao về việc một HS lớp 11 đã lập cho mình một website riêng, rồi sau đó tự chính bản thân em cho đăng tải một số thông tin liên quan đến nhà trường, đến các vấn đề đời tư cá nhân thầy cô giáo và một số nữ sinh trong trường gây xôn xao, bức xúc trong dư luận. Điều đáng nói là những thông tin này phản ánh không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của những người liên quan.
Sau khi vụ việc được một phụ huynh tố giác, phanh phui, học sinh này mới thú nhận toàn bộ sự việc do chính em gây ra từ các chức năng của chiếc điện thoại di động với lời giải thích đơn giản “chỉ làm cho vui chứ không nghĩ đến hậu quả!”. Rồi đến chuyện hàng loạt các video clip đánh nhau gần đây của các nữ sinh được tung lên mạng cũng chính từ những chiếc ĐTDĐ và ý nghĩ tưởng chừng như vô thưởng, vô phạt này đã và đang trở thành tâm điểm chú ý của đông đảo dư luận xã hội và những ai quan tâm. 
Thực tế hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển một cách ồ ạt, hậu thuẫn vào đó là các hãng ĐTDĐ mọc lên như nấm với giá cả hết sức cạnh tranh, không chỉ có con em các đại gia, không chỉ có con em ở thành phố mới có thể sử dụng ĐTDĐ, mà đối với đại đa số con em từ nông thôn đến thành thị cũng rất dễ dàng sắm cho riêng mình một “con dế yêu” và lẽ dĩ nhiên ĐTDĐ đã trở thành một vật dụng bất li thân của nhiều người, trong đó có cả HS (Tất nhiên là cả HS THPT, THCS, thậm chí là HS tiểu học).
Thực tế ở đơn vị chúng tôi, mặc dù hàng năm, cứ trước mỗi năm học đã có nhiều giải pháp, nhiều cách thức, nhiều ý kiến về việc cấm HS sử dụng ĐTDĐ trong các giờ học và khi tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, nhưng xem chừng việc này không mấy đưa lại hiệu quả.
Học sinh dùng điện thoại di động ngày càng phổ biến
Học sinh dùng điện thoại di động ngày càng phổ biến
Chúng ta không thể phủ nhận được vai trò, tác dụng to lớn của ĐTDĐ đối với đời sống con người, trong đó có HS; nó là phương tiện giúp cha mẹ quản lý con em mình khi con cái đến trường và tham gia các hoạt động xã hội (đối với số  HS có ý thức cao); nhưng thực tế, việc con em phụ huynh sử dụng ĐTDĐ hiện nay (đối với đa số HS thiếu ý thức, chưa nhận thức rõ rang về mục đích sử dụng), nhất là khi đến trường là điều hoàn toàn không nên, bởi theo chúng tôi, việc sử dụng ĐTDĐ của đối tượng này lợi mà bất cập hại.
Đã có không ít lần phụ huynh phàn nàn với chúng tôi (giáo viên chủ nhiệm) về hiện tượng HS (con em mình) sử dụng ĐTDĐ, nên đã nhiều lần lợi dụng để “alô” về nhà xin phép bố mẹ ở lại trường để tham gia học tập, lao động buổi chiều, nhưng thực tế là để đi chơi hội hè, sinh nhật bạn và nghìn lẽ một lí do khác…
Việc lợi dụng các chức năng hỗ trợ của ĐTDĐ để lưu trữ, sử dụng các loại game “độc hại”, các loại phim ảnh “đen” cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của phụ huynh, thầy cô giáo… Đã có lần tôi bắt gặp được tin nhắn trên ĐTDĐ của 2 HS lớp 12 nhắn tin cho nhau mà xưng hô với nhau là “vợ, chồng” như trong …phim.
Đem vấn đề nên hay không việc cấm HS sử dụng ĐTDĐ trong trường học trao đổi với nhiều đồng nghiệp, rất nhiều nhà giáo đã bày tỏ quan điểm, thái độ ủng hộ việc cấm, ít nhất cũng là cấm đưa ĐTDĐ đến trường học (giống như cấm đưa tài liệu vào trường thi), dù đưa đến trường sử dụng hay chưa sử dụng đều là vi phạm nội quy, quy chế, bởi nhiều thầy cô giải thích: Các em đến trường là để học tập và rèn luyện, để được hưởng thụ nền giáo dục, để làm người, nên việc các em mang ĐTDĐ đến trường, việc DTDĐ “phủ sóng” trường học chỉ có thể là yếu tố gây “nhiễu”, phiền toái, mất thời gian, mất tập trung, mất tiền của và rồi mất tất cả nếu cứ tiếp tục lạm dụng!
Đâu là giải pháp?
Giải quyết bài toán này, theo chúng tôi trước hết trách nhiệm phải thuộc về phụ huynh. Bởi vì hơn ai hết, cha mẹ là những người thường xuyên dõi theo, bám sát các hoạt động của con em mình, thời gian con em mình ở trường thường cũng chỉ khoảng từ 4 đến 7 tiếng đồng hồ, như vậy thời lượng ở nhà là lớn gấp nhiều lần. Hơn nữa, việc cha mẹ có cho con sử dụng DTDĐ hay không , còn phụ thuộc vào thu nhập của gia đình, nếu không vì lí do chiều con,và lẽ vì thế thì tất nhiên: cha mẹ sẽ là người đầu tiên và cũng là người cuối cùng có quyền quyết định cho hay không con em mình sử dụng DTDĐ!!!
Thứ hai: Như chúng tôi đã đề cập đầu bài viết, muốn thực hiện tốt việc cấm này (chí ít cũng là cấm đưa ĐTDĐ vào trường học), thì Bộ GD&ĐT phải có những ban hành cụ thể, những hướng dẫn chi tiết làm cơ sở pháp lí cho các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện, bởi một thực tế là hiện nay, “quyền” của phụ huynh HS thì ngày càng nhiều mà Nhà giáo thì không có “gậy” trong tay, thử hỏi làm sao mà “đánh” được???
Thứ ba: Theo chúng tôi, muốn giáo dục ý thức sử dụng hay cấm HS thì bản thân đội ngũ thầy giáo, cô giáo cũng phải làm gương cho các em, thực tế hiện nay, không ít giáo viên vẫn sử dụng ĐTDĐ một cách tùy tiện trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, kể cả khi đang lên lớp…Chính điều này cũng đã tác động không nhỏ đến nhận thức, hành vi của các em.
Thứ tư: Sự tăng cường phối hợp tuyên truyền vận động giữa các cơ quan đoàn thể: Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Hộ cha mẹ học sinh, công đoàn nhà trường cùng vào cuộc sẽ là chìa khóa cho chúng ta thực hiện tốt nhất để góp phần giáo dục thái độ, đạo đức HS, góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các em về tác hại của việc sử dụng ĐTDĐ trong trường học. 

Tin tặc ngang nhiên tấn công ông chủ Facebook


Tin tặc ngang nhiên tấn công ông chủ Facebook Tin tặc ngang nhiên tấn công ông chủ Facebook
Trang người hâm mộ của ông chủ Facebook Zuckerberg đã bị tin tặc tấn công và mạo danh Zuckerberg, đưa ra những thông điệp như: “Nếu Facebook cần tiền, thay vì đến ngân hàng, sao Facebook không để những người sử dụng đầu tư mang tính xã hội cho Facebook ? Sao không biến Facebook trở thành một ‘loại hình kinh doanh xã hội” theo cách của người đoạt giải Nobel Muhammad Yunus đã mô tả?...”.
 
Mark Zuckerberg, đồng sáng lập mạng xã hội thành công nhất thế giới là Facebookl bị tin tặc tấn công
Mark Zuckerberg, đồng sáng lập mạng xã hội thành công nhất thế giới là Facebookl bị tin tặc tấn công
Ngay sau khi thông điệp trên được công bố, đã có hơn 1.800 lượt click chuột tỏ ý đồng tình và hơn 500 bình luận đã được đưa lên.
“Những người sử dụng Facebook –cho dù có nổi tiếng hay không -  cũng cần quan tâm hơn tới sự an ninh mạng lưới xã hội của mình” – Graham Cluley, tư vấn công nghệ cao cấp tại công ty an ninh Internet quốc tế Sophos nói – “Mark Zuckerberg có thể sẽ muốn xem lại sự riêng tư của mình và những thiết lập an ninh sau vụ việc này. Hiện vẫn chưa rõ Mark có bất cẩn với mật khẩu của mình hay không, nhưng tuy nhiên vụ việc đã xảy ra, như một trò chơi khăm khi Facebook muốn khẳng định với người sử dụng rằng công ty này quan tâm nghiêm túc tới an ninh và tính cá nhân”.
Sau sự cố trên, Facebook đã gỡ trang người hâm mộ Zuckerberg xuống và từ chối bình luận về vụ việc này.
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi tài khoản của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trên Facebook cũng bị xâm phạm. 

Nóng?


Nóng? Nóng?
Một người bạn có con đang học lớp 8 gọi điện cho người viết bức xúc:
Tui biết ông hay gửi bài cho báo, tui mới nói. Bộ mấy ông báo chí hết đề tài rồi hay sao mà suốt ngày đưa toàn chuyện học sinh đánh nhau vậy? Hôm nay thấy đưa một vụ, ngày mai thấy đưa một vụ… Báo nào cũng to đùng chủ đề bạo lực học đường làm bà xã tui hổm rày không yên tâm. Cứ cho thằng nhỏ ra khỏi cửa đi học là bả nóng ruột. Cả nước có 22 triệu học sinh, sinh viên. Có vài ba đứa đánh nhau đưa lên báo nhưng nghe cứ như nhà trường sắp thành chiến trường đến nơi.! Báo chí đang xem đây là vấn đề nóng mà bán báo hả. Nóng. Thế nào là nóng? Các ổng muốn đẩy lên cho nóng là nóng ngay. Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực. Phơi đầy chuyện bạo lực học đường trên mặt báo, tại sao các ổng không nghĩ đến việc học sinh sẽ bắt chước. Tại sao các ổng không nghĩ rằng làm nóng quá lên vậy sẽ khiến phụ huynh và học sinh lo âu, hoang mang…”. Không kịp để cho người viết có đôi lời, vị phụ huynh nói thêm: “Đừng vì thiểu số mà làm nặng nề thêm tình hình, gây mất lòng tin. Xã hội không tin tưởng giáo dục. Học trò không tin tưởng thầy. Phụ huynh không tin nhà trường. Vậy là họa!”
Rồi cúp máy. Tiếng tút tút kéo dài, day dứt.
2.
Nóng? Hình như chuỵện chưa xa. Nhớ cuộc họp với báo chí chiều 08/ 4 của Bộ GD&ĐT mới đây. Có khá nhiều vấn đề được đưa ra. Nhưng tập trung nhất trong gần 2 giờ họp báo, cánh phóng viên xoay vào các câu hỏi liên quan đến thi tốt nghiệp và sách tham khảo. Về vấn đề học sinh đánh nhau, vẫn nhớ chỉ có một câu hỏi duy nhất của một phóng viên và cũng đã được lãnh đạo ngành trả lời cụ thể: Đó là trách nhiệm của nhiều phía, cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Ấy vậy mà, ngay hôm sau, trên một tờ báo lớn,  một câu hỏi này đã hóa thành chủ đề “nóng” được đề cập nhiều tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4 của Bộ GD-ĐT tổ chức... Đọc báo xong, một số phóng viên và cán bộ có tham gia cuộc họp quay tới quay lui: “Ủa. Nó (ý là vấn đề vấn đề học sinh đánh nhau) chiếm thời lượng bao nhiêu trong cuộc họp, bao nhiêu trong số câu chất vấn mà được coi là nóng vậy? Người trả lời đã trả lời ngắn gọn, rõ ràng, sau đó không có câu hỏi thêm. Vậy nóng ở chỗ nào ?" Một câu nói đùa nho nhỏ của đồng nghiệp: Bữa giờ nhiều báo làm nóng rồi, giờ… thêm cho nóng … làm gì quan trọng vậy?
3.
Trách nhiệm của báo chí là thông tin góp phần cảnh báo cái xấu để người ta chấn chỉnh. Nhưng một trách nhiệm khác nữa của người làm báo là đưa tin trung thực và có định hướng. Hiện tượng học sinh đánh nhau không phải là chuyện mới trong xã hội, và dĩ nhiên, cũng không phải nhiều như các vụ bạo lực khác. Điều đó chỉ xảy ra ở một số học sinh cá biệt, của một số ít trường nào đó (thường ở 1 vài thành phố lớn), giữa hàng triệu học sinh và hàng mấy chục ngàn trường học. Báo chí cần thiết lên tiếng để cùng nhà trường, gia đình, xã hội chung tay tìm giải pháp khắc phục, chứ không phải làm hoang mang, mất lòng tin. Nếu chỉ vài học sinh đánh nhau mà gọi là giang hồ, xã hội đen, hay bạo lực rồi tô đậm lên, tạo hiện tượng dây chuyền “tìm và phản ánh” để rồi sự việc cứ nóng giần giật: hôm nay một vụ, mai một vụ… thì phải xem lại. Hay chuyện xảy ra không nóng nhưng cố tình đưa tin thành nóng thì nặng quá, nếu không nói là bịa.
d
Hân hoan đến trường thi
Với cuộc vận động “Hai không”, ngành Giáo dục đã công khai việc chống tiêu cực và chúng ta không ngại nói đến những hạn chế , những gì còn chưa hoàn thiện của thầy, của trò, của nhà trường. Ngược lại, việc báo chí phản ánh những hạn chế của ngành là góp phần giúp cho giáo dục được rút kinh nghiệm và ngày càng phát triển hơn. Nhưng việc đưa thông tin “nóng” không trung thực, đưa tin giật gân, câu khách, nói quá… thì chắc chắn không phải vì điều tốt hơn cho môi trường học đường! 

Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển


Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển
Ngày 26/1, Bộ GD-ĐT họp ban chỉ đạo để chuẩn bị hội nghị thi và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Về cơ bản tuyển sinh 2011 vẫn giữ như những năm trước nhưng Bộ sẽ có biện pháp mạnh tay khắc phục tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển như đã xảy ra trong năm trước.

 
Kỷ luật đơn vị gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ xét tuyển vào trường
Để khắc phục những hạn chế trong mùa tuyển sinh trước, Bộ GD-ĐT vừa công bố một số thay đổi mới nhất, dự kiến sẽ chính thức ban hành sau hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới. Trong những nội dung thay đổi đó, có nội dung triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường. Cụ thể, chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do ban thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học
Để tránh tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển, một thí sinh nhận được 15 - 20 giấy báo trúng tuyển như báo chí đã thông tin trong các mùa tuyển sinh 2010. Bộ yêu cầu, năm nay, các trường ĐH, CĐ không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.
Siết chặt hơn nữa vấn đề này, Bộ có thêm quy định hình thức kỷ luật cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế là: Cảnh cáo đối với những người gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường hoặc thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: “Tuyển sinh 2011, Bộ tăng cường siết chặt kỷ luật thi cử, bất cứ cán bộ nào vi phạm cũng sẽ chịu kỷ luật nghiêm khắc”.
 
Theo Quy chế tuyển sinh, cán bộ tham gia kỳ thi có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển công tác (nếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), buộc thôi học (nếu là sinh viên đi coi thi) khi mắc phải các lỗi như: ra đề thi sai; giải bài rồi hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinh làm được giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh. Trường hợp cán bộ làm lộ, mua, bán đề thi; làm lộ số phách bài thi; sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh... sẽ bị buộc thôi việc hoặc xử lý theo pháp luật.
Nhiều trường sẽ không được phê duyệt mở ngành mới
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT và từ một số lãnh đạo trường đại học đăng ký xin mở ngành mới năm 2011, Bộ đã xem xét việc mở ngành của các trường đăng ký. Tuy nhiên, nhiều trường đã không được phê duyệt vì chưa đủ điều kiện để mở ngành học mới, trong đó có  nhiều trường đại học công lập. 
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm 2011,  Bộ xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường theo năng lực đội ngũ giảng viên, diện tích sàn xây dựng và báo cáo thực hiện 3 công khai. Bộ chỉ ưu tiên dành chỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện.
Bên cạnh đó, Bộ tăng thêm chỉ tiêu cho đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ với những ngành, những khu công nghiệp đang thiếu nguồn nhân lực. Bộ yêu cầu, các đại học lớn, giữ ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy, tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học.
Về đề thi, năm nay, Bộ vẫn tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường. Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT; các môn năng khiếu thi theo đề riêng của trường. Hiệu trưởng các trường tuyển sinh ngành năng khiếu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Những trường không tổ chức thi tuyển sinh được sử dụng kết quả thi tuyển sinh theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường để xét tuyển. Hiệu trưởng các trường này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Các trường ĐH có chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐ không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng vào hệ này mà sử dụng kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển của trường để xét tuyển.